Phát biểu đề dẫn tại hội thảo,ồnlựcvănhóachothànhphốsángtạmáy rửa chén bosch PGS-TS Nguyễn Thế Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho rằng: "Hiện thành phố (TP) sáng tạo được nhiều quốc gia quan tâm thảo luận, thay đổi, bổ sung để hoàn thiện. TP sáng tạo được hiểu là nơi nguồn tài nguyên chính là tính sáng tạo của người dân, tạo ra của cải cho xã hội. Vì vậy, UNESCO thành lập mạng lưới các TP sáng tạo (UCCN) từ năm 2004, nhằm thúc đẩy sự hợp tác, xem sáng tạo là động lực, yếu tố chiến lược cho sự phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường…".
Khẳng định tiềm năng và lợi thế của một TP mang sứ mệnh là "đầu tàu", TS Nguyễn Thị Kim Liên (Học viện Chính trị khu vực II) khẳng định: "Sự phát triển mạnh lực lượng nhạc sĩ trẻ ở lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cũng là một biểu hiện của công nghiệp văn hóa của TP.HCM. Số lượng nhạc sĩ tập trung ở TP.HCM khá đông với khoảng trên 300 người. Các nhạc sĩ trẻ khá năng động, sản phẩm âm nhạc của họ phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Dân số TP.HCM hơn 10 triệu người, đa phần người trẻ là một thời cơ, tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa".
TS Phạm Văn Luân lấy từ câu chuyện ở xứ người: TP sáng tạo về thiết kế Vũ Hán (Trung Quốc), TP sáng tạo về điện ảnh Rome (Ý) và TP sáng tạo về âm nhạc Lliria (Tây Ban Nha) để gợi mở cho TP.HCM. "Theo chúng tôi, cách tiếp cận tốt nhất để tìm ra điểm nhấn, dấu hiệu nhận dạng của TP.HCM khi tham gia UCCN vẫn chính là công nghiệp văn hóa với các lĩnh vực: Du lịch văn hóa, điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, truyền hình và phát thanh, xuất bản, quảng cáo và truyền thông, phần mềm và các trò chơi giải trí, thiết kế, kiến trúc, thủ công và thời trang", ông Luân nhấn mạnh.
Nhà báo - đạo diễn Thanh Hiệp (Hội Sân khấu TP.HCM) đặt ra vấn đề: "Khi công nghệ văn hóa phát triển cuốn theo mọi nhu cầu, lợi ích cuộc sống, bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức buộc văn nghệ sĩ phải nỗ lực thích ứng, nắm bắt và phải có kế hoạch đầu tư chiến lược để phù hợp. Mũi nhọn trọng điểm chính là củng cố hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu TP.HCM, cần đầu tư ngay chiến lược xứng tầm phát triển bền vững về thiết chế văn hóa...".
Các tham luận cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò "cửa ngõ" giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế của TP.HCM, là nơi tập họp nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nghệ thuật đương đại, di sản đô thị... nên TP.HCM phải làm nhiều việc đồng bộ, từ cơ chế chính sách phát triển không gian sáng tạo, chính sách thu hút vốn đầu tư ở lĩnh vực văn hóa... TP.HCM cũng cần có sự kết nối các bên liên quan gồm các nhà quản lý, doanh nghiệp công nghệ, các đơn vị đào tạo và tổ chức nghệ thuật, nghệ sĩ và công chúng để phát huy các sáng kiến, đóng góp cho việc xây dựng TP sáng tạo, bền vững.