Trước đó,ệnrácởthànhphốdulịiphone 14 plus từ ngày 24.12, toàn tỉnh Bình Thuận tổ chức dọn rác đường phố, làm sạch phố phường. Tất cả cán bộ lãnh đạo tỉnh đều về các địa phương tham gia thu gom rác, dọn rác, làm sạch đô thị... Đó là một trong những hoạt động thiết thực để thu hút và làm hài lòng du khách.
Năm 2023 là năm Bình Thuận đón lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng đông kỷ lục - hơn 22 triệu lượt du khách; doanh thu từ du lịch nằm trong top 10 tỉnh cao nhất cả nước. Lượng khách đến Bình Thuận vẫn chủ yếu ở khu du lịch quốc gia Mũi Né và các điểm du lịch vệ tinh của TP.Phan Thiết.
Nhưng, bên cạnh những thành công kể trên, du lịch ở địa phương này vẫn bộc lộ những khó khăn, yếu kém "biết rồi, nói mãi" nhưng sửa rất chậm là môi trường xanh, sạch. Lượng du khách để lại nhận xét "tiêu cực", "bực mình" về chuyện rác không ít. Họ phản ánh việc xử lý rác, thu gom, dọn rác ở các khu du lịch, nhất là các khu du lịch công cộng vẫn chậm, thậm chí không được quan tâm. Việc xả rác bừa bãi ở một vài con đường vẫn còn xảy ra. Ý thức của một bộ phận người dân về việc xả rác, thu gom rác, hoặc đổ rác đúng quy định chưa cao.
Một lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Bình Thuận chia sẻ với người viết rằng, "chuyện rác ở TP du lịch" không bao giờ là chuyện nhỏ, vì đó là yếu tố tác động trực tiếp đến các hoạt động của ngành du lịch. Vị này không quên "bỏ nhỏ" với người viết: "Đây là câu chuyện không mới, nhưng làm mãi vẫn chưa xong".
Ở TP.Phan Thiết, câu chuyện rác được lãnh đạo TP, thậm chí lãnh đạo tỉnh, rất quan tâm vì nó là bộ mặt của cả tỉnh. Nhưng một nhà máy xử lý rác ở TP.Phan Thiết vừa mới được đưa vào vận hành vài tháng thì UBND tỉnh bị chủ đầu tư phát văn bản gửi đòi tiền hàng tỉ đồng... Kể ra như thế để thấy rằng, rác ở TP du lịch như Phan Thiết luôn là bài toán khó nếu không được xử lý một cách triệt để, căn cơ.